Cây hoa mai là loại hoa rất được yêu thích tại Việt Nam. Đặc biệt, mùa hoa mai vàng nở là báo hiệu mùa xuân đã đến và là dịp Tết Cổ Truyền Việt Nam diễn ra. Người Miền Nam rất ưa thích hoa mai vì có màu vàng rực rỡ tượng trưng cho một năm sung túc, mai mắn hanh thông, đoàn viên và hạnh phúc cho gia chủ. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về trên khắp các đường quê, đâu đâu cũng thấy sắc vàng rực rỡ của những cành mai tươi thắm khoe sắc. Nhà nhà, người người đều yêu thích mai vàng, nếu như ngày Tết nhà nào có mai vàng nở rực trước nhà thì coi như năm đó gia chủ cảm thấy rất vui mừng vì họ tin rằng chắc chắn sẽ có một năm đầy đủ, ấm no, thịnh vượng, bình an và sung túc.
Hiện nay, do nhu cầu chiêm ngưỡng và muốn được sở hữu mai vàng vào dịp Tết, nên thúc đẩy việc trồng, lai tạo và kinh doanh mai vàng đang phát triển mạnh mẽ. Mỗi năm bắt đầu khoảng rằm tháng chạp là các nghệ nhân, nhà vườn bắt đầu tấp nập chuyển mai vàng lên các thành phố lớn để trưng bày, đấu xảo và bán luôn nếu được giá, có khi mang đến cho chủ mai hàng chục, hàng trăm triệu có khi là hàng tỷ đồng. Để hiểu rõ hơn về cây mai vàng, yêu mai vàng xin gởi đến quý bà con, đọc giả thông tin tổng quan về cây mai vàng như nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng, chăm sóc và tạo cho hoa mai nở đúng dịp Tết như sau:
Phần 1: Nguồn gốc, xuất xứ
Cây mai là loại cây hoang dại, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc cách đây hơn 3.000 năm từ thời Nhà Thương (1766 – 1122 TCN). Cây mai là cây đa niên, thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerima còn được gọi là cây hoàng mai.
Trên thế giới có trên 20 loại mai khác nhau. Ở Việt Nam có các loại được trồng phổ biến gồm Hoàng mai (mai vàng), Bạch mai, mai Tứ quý, Nhất chi mai, Song mai, Hồng mai, Mai chiếu thủy,… Tuy nhiên, loại mai được ưa chuộng phổ biến tại Việt Nam là cây mai vàng.
Phần 2: Đặc điểm hình thái, mô tả tổng quan về cây mai vàng:
Cây mai có khả năng sống đến vài trăm tuổi, cây mai vàng thường rụng lá vào cuối mùa Đông (tháng 1-2 dương lịch) và nở vào đúng tháng giêng âm lịch trùng vào thời điểm Tết Nguyên Đán của Việt Nam.
Trái của mai vàng được hình thành sau khi hoa mai rụng cánh, bầu noãn phình to tạo thành hạt, hạt non có màu xanh, khi chín có màu đen bóng. Mai có thể trồng được bằng hạt này hoặc ngày nay có kỹ thuật ghép cành cho cây mai phát triển nhanh hơn.
Hoa mai vàng có nhiều loại từ 4-5 cánh đến rất nhiều cánh (mai cúc), đều có màu vàng rực rỡ, hoa mai là loại hoa lưỡng tính và nở theo chùm khoảng 3- 4 ngày hoa sẽ tàn.
Cây mai có lá đơn, mọc so le trên cành, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn có màu xanh, mặt dưới lá có gân và màu hơi ánh vàng.
Mai vàng là cây thân gỗ, da gốc xù xì, cây cao to, cây trưởng thành có thể cao đến 30m, tán lá thưa và rộng.
Rễ mai vàng là rễ cọc ăn sâu vào đất có thể đến 3m, giúp cây đứng vững chống gió bão gây đỗ ngã.
Phần 3: Trồng và chăm sóc Cây mai vàng có khả năng chịu được nhiệt độ và ẩm độ cao, thích hợp với khí hậu nhiệt đới như vùng Nam bộ nước ta.
Cây mai vàng có tuổi thọ rất cao, có sức sống dẻo dai, sẽ cho nhiều hoa và sắc vàng rực rỡ nếu được chăm sóc cẩn thận.
a) Chọn giống:
Tùy theo sở thích mà bà con có thể chọn loại mai vàng mình yêu thích để gieo trồng, thường thì Miền Nam ưa chuộng mai vàng 5- 12 cánh (cánh to), còn một số mai nhiều hơn từ 30- 150 cánh (mai cúc cánh nhỏ) gần đây cũng được yêu thích và nhân giống trồng kiểu bonsai trưng bày nhìn rất đẹp mắt.
Hoa mai nở sau Tết Nguyên Đán bắt đầu cho ra những trái (hột) chín màu đen, bà con chọn những hột màu đen đậm, no tròn và to bự để tiến hành gieo hạt, ươm giống.
b) Chuẩn bị đất gieo hạt:
Đất được băm nhuyễn trộn với giá thể (sơ dừa, tro, trấu, phân hữu cơ, rơm rạ mục,…) theo tỷ lệ Đất: Giá thể là 5:5 hoặc 6:4 là hợp lý.
c) Gieo hạt (ươm giống), ghép cành:
Sau khi chọn được những hột mai chất lượng, bà con có thể đem phơi khô hoặc gieo trực tiếp trên nền đất đã được chuẩn bị sẵn. Đất gieo hột phải được xử lý thuốc kiến, diệt nấm bệnh trước khi gieo và luôn được giữ ẩm sau khi gieo hột.
Mật độ gieo có thể 10x15cm hoặc 10x20cm tùy theo diện tích đất và số lượng hột giống cho phép để thuận tiện cho việc bứng cây con đi trồng hoặc bán.
Bà con cũng có thể thực hiện việc ghép cành (lựa chọn những bo trên giống mai yêu thích) và tiến hành ghép lên thân những gốc mai đã trồng sẵn (gốc mọc hoang hoặc được ươm sẵn đủ lớn, thường là gốc mai tứ quý) để cho ra những cành mai mới đẹp như ý muốn. Thời gian ghép mai thường vào mùa khô (từ tháng 10 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau) với phương pháp ghép mắt ngủ (ghép mắt lá chưa lên mầm). Nếu ghép bổ sung mùa mưa thì chọn phương pháp ghép cắm đọt hoặc ghép mắt kim sẽ đạt hiệu quả cao hơn ghép mắt ngủ.
d) Chuẩn bị đất trồng:
Cây mai vàng thích hợp trồng trên đất thịt nhẹ, đất có hàm lượng hữu cơ cao, không trồng trên các loại đất chua, phèn, mặn, nhiễm paclo hay hóa chất độc hại.
Trồng mai trên lên líp cao hoặc đắp mô cao 25- 50cm, đường kính từ 50- 100cm. Hiện nay, một số nhà vườn thực hiện trồng mai trên đất ruộng lên mô cao, tại một số khu vực như Long An, Đồng Tháp,… cho hiệu quả phát triển tốt và thu nhập cao. Nếu bà con trồng trong chậu thì trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục.
pH thích hợp cho mai vàng phát triển từ 5.5 – 7, mai vàng là cây ưa nắng, nhiệt độ dao động từ 25- 35 0C, ẩm độ đất từ 20- 35% là thích hợp để cây mai vàng phát triển tốt nhất.
Trước khi trồng mai vàng, bón lót 1kg hữu cơ + 20g DAP trộn đều với chậu hoặc mô đất và pha 0.5mL sản phẩm PHOSUP-PCu với 1 lít nước tưới để diệt nấm bệnh trong đất/ giá thể. Ngâm rễ mai trước khi trồng từ 1- 2 giờ bằng dung dịch pha 0.5mL phân hữu cơ khoáng ROOTTOP với 1 lít nước sau đó đem trồng.
e) Chăm sóc để mai có nhiều nụ và nở nhiều vào dịp Tết:
Cây mai sau khi nở và tàn vào mùa Tết Nguyên Đán xong, khi cây rụng hết hoa và ra tược tiến hành xử lý như sau:
Kích rễ, tạo nhiều rễ mới: pha 0.5mL phân hữu cơ khoáng ROOTTOP với 1 lít nước, tưới ướt đều xung quanh vùng rễ hoặc chậu trồng mai, định kỳ 10- 15 ngày lần để giúp cây ra nhiều rễ mới, ngăn ngừa ngộ độc hữu cơ và giúp rễ tăng cường hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Ngừa các loại bệnh vùng rễ: pha 0.5mL sản phẩm PHOSUP-PCu với 1 lít nước, tưới đều xung quanh vùng rễ hoặc chậu trồng mai, diệt các loại nấm gây ra các bệnh xì mủ (phytopthora sp.), thối rễ (fusarium sp.), định kỳ tưới gốc 10- 15 ngày/ lần.
Kích thích mai vàng ra đọt mạnh, xanh lá, tạo nhiều nụ: pha hỗn hợp dung dịch 0.5mL ROOTTOP + 1g EUROFA 25- 10- 5 chung với 1 lít nước (tức 12.5 mL ROOTTOP + 25g EUROFA 25- 10- 5 pha cho bình 25 lít nước) phun ướt đều tán lá khi cây bắt đầu ra tược. Định kỳ phun 2- 3 lần cho một cơi đọt mới.
Ngừa các bệnh nấm hồng, nứt thân, xì mủ, thán thư, cháy bìa lá, rỉ sắt, héo xanh trên mai: pha 0.5mL sản phẩm PHOSUP-PCu với 1 lít nước (tức 12.5mL pha cho bình 25 lít) phun ướt đều thân lá, định kỳ 15- 20 ngày/ lần để mang hiệu quả phòng bênh tốt nhất và an toàn cho người sử dụng.
Ngừa các loại sâu ăn đọt, lá, vẽ bùa, nhện, bọ trĩ gây hại đọt non: chọn các loại thuốc sinh học an toàn chứa các hoạt chất như Abamectin, Emamectin, Azadirachtin,… để phun định kỳ khi cây mai nhú đọt non cho đến khi lá lụa. Định kỳ 2-3 lần phun cho một chu kỳ ra đọt, có thể phun kết hợp với PHOSUP-PCu (ngừa bệnh) và ROOTTOP, EUROFA 25- 10- 5 (giúp dưỡng cây, xanh lá, thúc ra tược mạnh).
==== >> Các bạn có thể xem thêm: Quy trình kỹ thuật chăm sóc mai vàng tháng 10 âm lịch
Bón phân hữu cơ và NPK qua gốc để cung cấp dinh dưỡng nuôi cây: theo định kỳ hàng tháng hoặc theo cơi đọt, để giúp cây có đủ dinh dưỡng phát triển mạnh cành lá và tạo nhiều nụ. Trung bình bón mỗi gốc 1- 3kg hữu cơ + 30- 50g NPK 18- 18- 18+ TE và bổ sung 50-100g CAMASI, tùy theo gốc lớn hay nhỏ mà điều chỉnh lượng phân cho phù hợp tránh bón quá liều dễ gây chết cây hoặc cháy rễ.
Tỉa cành, tạo tán: mỗi cơi đọt ra khi lá bắt đầu lụa (sắp già) tiến hành cắt tỉa bỏ những cành vượt, những cành sâu bệnh, yếu ớt, chú ý tỉa cành tạo tán theo hình cây thông (hình nón lá trên nhỏ dưới rộng) được yêu thích nhất hiện nay.
Thực hiện liên tục theo quy trình như trên sau mỗi mùa hoa nở sẽ cho cây mai phát triển mạnh mẽ và luôn có nhiều hoa khi mỗi dịp xuân về.
Mọi vấn đề thắc mắc về biện pháp chăm sóc mai vàng, vui lòng liên hệ đến ban biên tập và ban tư vấn kỹ thuật của chuyên trang Phân bón Đại Hùng – (Hotline: 0939.136.323) để được hướng dẫn miễn phí.